Cổng xếp inox được biết đến như một sản phẩm thông dụng đối với nhiều chủ đầu tư và người sử dụng. Cổng xếp có rất nhiều loại, kích thước, mẫu mã đa dạng phù hợp với nhiều nhu cầu đa dạng của khách hàng. Vậy giá motor cổng xếp hiện nay bao nhiêu tiền?
1. Cổng xếp inox gồm những bộ phận nào?

1.1. Main điều khiển cổng xếp
Main là bộ máy điều khiển chính của cổng xếp. Đóng vai trò là nơi phát và nhận tín hiệu truyền từ remote và điều khiển cổng.
Main được chia thành 2 loại khác nhau ứng với 2 dạng cổng.
- Main cổng có ray
- Main cổng không ray
1.2. Motor cổng xếp
Motor cổng xếp đóng vai trò truyền lực quay vào dây xích giúp cho đầu kéo có thể di chuyển được trên mặt bằng cổng.
Motor cổng có 2 loại:
- Motor cổng xếp đơn: chỉ sử dụng cho những cổng có chiều dài ngắn, mặt bằng bằng phẳng. chiều dài tối ưu nhất sử dụng loại motor này là dưới 5m.
- Motor cổng xếp đôi: sử dụng cho những cổng có chiều dài lớn hơn 5m. Công suất hoạt động cao làm cho cổng hoạt động ổn định hơn.
1.3. Dây xích truyền động
Để mà lực quay của motor tác động lên được toàn bộ đầu kéo thì cần 1 bộ phận trung gian truyền động. Đây chính là vai trò của dây xích.
1.4. Bệ đỡ motor và các phụ kiện khác
Mọi thiết bị cũng không thể gọn gàng và hoạt động êm ái khi không có bệ đỡ những thiết bị bệ đỡ này được liên kết với vỏ thùng. Khi motor quay bệ đỡ sẽ di chuyển kéo theo đầu kéo sẽ di chuyển, kéo theo thân cổng di chuyển theo.
1.5. Màn hình cảm ứng
Màn hình chạy chữ WELCOME hoặc chữ tiếng Việt theo yêu cầu của khách hàng. Lưu ý: Chữ tiếng việt không dấu.
1.6. Vỏ thùng
Vỏ thùng là nơi chưa đựng những thiết bị linh kiện. Bảo vệ những thiết bị điện tử, hạn chế hư hỏng thiết bị trong quá trình hoạt động, thời tiết…
Vỏ thùng được làm từ nhiều chất liệu khác nhau. Nhưng chủ yếu là chất liệu inox 201, 304, hợp kim nhôm…
Kích thước tùy theo mẫu cổng khách hàng lựa chọn, mẫu mã hết sức đa dạng. Khách hàng có thể tha hồ chọn.
1.7. Thân cổng xếp
Thân cổng bao gồm những thanh chính và phụ đan chéo nhau tạo thành hàng rào chắn. Tùy theo từng mẫu cổng mà chúng có kích thước và thông số khác nhau.
Thân cổng và vỏ thùng đầu kéo cần giống nhau để tạo thành 1 mẫu đồng nhất.
1.8. Bánh xe cổng xếp
Để mà di chuyển được trên tất cả các mặt bằng thì cổng cần được gắn bánh xe để di chuyển. Bánh xe cổng xếp sẽ phụ thuộc vào loại cổng. Bao gồm bánh xe sắt, bánh xe cao su.
2.. Phân loại cổng xếp
Cổng xếp thường được phân loại theo cách dưới đây:
2.1. Cổng không đường ray

Cổng này được gắn nơi có mặt bằng bằng phẳng, không sỏi đá, gồ ghề. Những mặt bằng cần sự yêu cầu cao về tính thẩm mĩ.
Nó được điều hướng bởi các nam châm nhỏ, đường kính 10-20mm. Những nam châm này được chôn ngầm dưới nền mặt bằng (nơi lắp đặt cổng). Khoảng cách những nam châm tối ưu là 250-300mm. Nam châm ở 2 đầu có kích thước lớn hơn, đóng vai trò là cảm biến dừng cho cổng xếp.
Lắp đặt cổng không đường ray rất dễ dàng. Khách hàng chỉ cần canh chỉnh đúng kích thước nam châm. Chôn nam châm đúng theo hướng, khoảng cách đúng theo quy định. Gắn thân cổng, đầu kéo cổng và bắt đầu hoạt động thôi.
2.2. Cổng có đường ray

Chúng được gắn ở những mặt bằng hơi nghiêng, dốc, bề mặt gồ ghề. Về kỹ thuật thì cổng đường ray hoạt động ổn định hơn rất nhiều so với cổng chạy không đường ray.
Chúng được chia thành 2 dạng:
- Cổng chạy 1 đường ray: đường ray cổng có dạng chữ I, được chôn 1 phần dưới nên bê tông. Phần nổi bên trên sẽ được liên kết với đầu kéo cổng. Cổng xếp sẽ di chuyển được trên đó. Đúng chất ray đâu cổng đó.
- Cổng chạy 2 đường ray: đường ray được gia công với những ray thép V, liên kế với nhau bằng những thanh giằn chôn ở dưới bê tông, có vai trò cố định đường ray. Bánh xe của cổng xếp sẽ di chuyển trên 2 đường V này.
Ngoài ra, còn có cách phân biệt cổng xếp khác đó là dựa vào công dụng của chúng. Gồm cổng xếp điện và cổng xếp kéo tay.
3. Lắp đặt cổng xếp có dễ dàng không?
Video lắp đặt cổng xếp inox không đường ray tại Bình Thuận
Việc lắp đặt cổng tương đối dễ dàng. Lưu ý: chỉ đối với cổng dạng không đường ray thôi nhá. Dưới đây là 1 vài hướng dẫn cho các bạn cách lắp đặt cổng xếp không đường ray.
Hướng dẫn lắp đặt cổng xếp không đường ray
3.1.Chuẩn bị thiết bị cần thiết
Máy móc cần cho việc lắp đặt: máy khoan, đục bê tông, mát cắt, máy bắn vít, búa, thuosc dây…
3.2. Xác định vị trí nam châm điều hướng
Xác định vị trí đặt nam châm điều hướng. khoảng cách giữa 2 nam châm là 250-300mm. nam châm ở đầu và cuối cổng sử dụng nam châm có đường kính lớn hơn. Thường là 20-25mm.
3.3. Khoan cố định nam châm xuống nền bê tông/đường dầu
Dùng máy khoan khoan lỗ và đóng nam châm xuống dưới nền bê tông/ đường dầu, sau đó dùng xi măng trám lại những chỗ vừa khoan.
Lưu ý: nam châm cần được đóng đúng theo hướng, đặt nam châm dựng đứng không được lệch, 2 nam châm lớn được đặt ở cuối cổng và đầu cổng. đóng vai trò là cảm biến dừng.
3.4 Cố định thân cổng xếp
Sau khi cố định nam châm dưới nền, đặt thân cổng vào vị trí lắp đặt cổng. Dùng thanh U giằn lại và cố định chúng dưới nền.
3.5. Gắn đầu kéo vào thân cổng xếp
Liên kết cổng xếp với thân cổng qua 1 cái khóa đã được gia công sẵn.
3.6. Kết nối điện và vận hành cổng
Sau khi hoàn thành việc lắp đặt thô, kết nối điện với dây điện đã được luồn sẵn từ đầu kéo thông qua thân cổng chạy đến cuối cổng. Điều khiển cổng xếp bằng remote từ xa, remote để bàn bảo vệ.

Bảng giá motor cổng xếp mới nhất
PTH Vina với hệ thống làm việc chuyên nghiệp, đội ngũ nhân viên nhiệt tình, năng động đảm bảo Quý khách hàng sẽ thấy hài lòng. Để nhận được báo giá motor cổng xếp tốt nhất.
MỌI THÔNG TIN CHI TIẾT XIN VUI LÒNG LIÊN HỆ:
CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP VÀ THIẾT BỊ PTH VINA
- Địa chỉ: 55/1/11 Cây Keo, phường Tam Phú, Quận Thủ Đức, Tp. HCM
- Hotline: 0909-418-921
- Tư vấn: 0974-357-173
- Phản hồi: 0283-636-0468
- E-mail: ngocdung.pthvina@gmail.com
- Website: https://motorcongtudongpth.com/