Cổng rào xếp inox là một dòng sản phẩm được khách hàng, đặc biệt là các chủ đầu tư. Đi đâu chúng ta đều bắt gặp những hình ảnh cổng rào bằng inox sáng bóng xuất hiện khắp mọi nơi. Đến với bài viết hôm nay PTH Vina sẽ giới thiệu đến với các bạn những kiến thức cơ bản về cổng xếp. Và các lựa chọn cổng xếp cho phù hợp.
1. Phân biệt cổng rào xếp inox
Có nhiều cách phân biệt cổng xếp. Nhưng đến với bài viết này PTH VIna muốn giới thiệu đến với các bạn cách phân biệt cổng xếp theo chất liệu làm cổng và theo cách hoạt động của chúng.
1.1 Phân biệt theo chất liệu làm cổng
- Cổng xếp inox 304
Được sản xuất bởi chất liệu inox 304, có khả năng chịu nhiệt cao, khả năng chống mặn cao. Hiện cổng được làm từ inox 304 đang được ưa chuộng nhất. Chính vì độ tiện lợi, độ bền của chúng. Cổng inox 304 có thể lắp gần biển, với hàm lượng muối trong không khí cao.
- Cổng xếp inox 201
Cổng được làm từ chất liệu inox 201. là loại thép không gỉ đứng thứ 2 sau inox 304. loại này có độ bền kém hơn inox 304. đặc biệt, hạn chế lắp đặt nơi gần biển (gây tổn thọ cho cổng rất nhiều).
- Cổng hợp kim nhôm
Cổng được làm từ chất liệu nhôm và được sơn tĩnh điện. Cổng nhôm được dùng ở những nơi không gần biển, ví dụ miền đông Nam bộ, Tây Nguyên… Cổng nhôm tiện lợi hơn cổng inox 1 tí là có thể sơn màu được theo yêu cầu. Màu sắc thông dụng nhất của cổng xếp nhôm đó là: màu trắng bạc, màu nâu đen, màu nâu…
1.2 Theo cách thức hoạt động của cổng
- Cổng dạng không đường ray
Cổng không đường ray được điều hướng bởi những nam châm được chôn ngầm ở dưới nên bê tông/ đường dầu. Những thanh nam châm này có tác dụng phát ra từ trường dẫn hướng đầu kéo chạy theo.
Cổng không đường ray thường được gắn ở những nơi yêu cầu cao về mặt thẩm mĩ. Nơi mặt bằng bằng phẳng, nghiêng trong khoảng 15 độ.
- Cổng dạng có đường ray
Cổng có đường ray được điều hướng bởi thanh ray. Cổng dạng đường ray có độ điều hướng tốt hơn rất nhiều so với cổng không ray.
Cổng có 2 loại. loại 1 đường ray và 2 đường ray.
2. Lắp đặt cổng rào xếp inox có dễ dàng không?
2.1 Hướng dẫn lắp đặt cho cổng xếp điện không ray
Bước 1: Chuẩn bị
- Mặt bằng cần bằng phẳng, bê tông hoặc đường trải nhựa.
- Đầu kéo, thân cổng phù hợp với chiều rộng thực tế cổng, nam châm.
- Khoan, máy bắn vít, búa, xi măng…
Bước 2: Đánh dấu và định vị nam châm
- Gồm nam châm lớn (công tắc hành trình), nam châm nhỏ (định hướng).
- Đánh dấu nam châm nằm trên một mặt phẳng. khoảng cách giữa các nam châm là 25-30 cm.
- Hai nam châm lớn được cố định ở 2 đầu có tác dụng là công tắc hành trình.
- Sau đó trám lại nền bằng bê tông.
Lưu ý: Nam châm cần được đặt cùng cực với nhau. Các nam châm có phương vuông góc với mặt đất.
Bước 3: Lắp thân cổng và đầu kéo
- Di chuyển thân cổng vào vị trí đặt cổng. Sao cho các thanh nam châm nằm chính giữa cổng. Dùng những thanh chữ U cố định 1 đầu thân cổng xuống nền.
- Di chuyển đầu kéo cổng vào, cố định vào thân cổng thông qua 1 khóa đã được gia công sẵn.
Lưu ý: Khi lắp đầu kéo và thân cổng thành công, chúng ta cần di chuyển chúng theo phương ngang. Để chắc chắn rằng cổng được lắp đúng cách, hoạt động không bị kẹt. Dẫn đến có tiếng kêu lớn
Bước 4. Kêt nối đường dây điện và hoạt động cổng
Có dây điện được gia công sẵn và luồn theo đường dích dắc đi từ đầu kéo đến cuối thân cổng. Kết nối dây này với dây nguồn điện của khách hàng.
Có 2 dạng nút điều khiển cổng:
+ Nút nhấn cố định. Sử dụng được bằng điện. cắm điện và đặt tại bàn bảo vệ.
+ Nút điều khiển từ xa. Sử dụng bằng pin. Khi hết pin khách hàng có thể tự thay pin để sử dụng tiếp. Nút này có thể mang đi xa được.
Cuối cùng kiểm tra lại với cổng và bàn giao cho khách hàng.
2.2 Hướng dẫn lắp đặt cho cổng xếp điện có ray
Đối với cổng xếp có ray, việc lắp đặt sẽ tốn nhiều thời gian và công sức hơn. Quy trình lắp đặt sẽ chia thành 2 giai đoạn:
2.2.1. Định vị và cố định đường ray
- Chuẩn bị: máy cắt bê tông, máy cắt sắt, máy hàn, búa, ray, xi măng, cắt…
- Định vị đường ray. Xác định vị trí đặt đường ray. Cắt nền bê tông/đường nhựa theo kích thước thanh ray. Sau khi cắt bê tông xong chúng ta cần đào các lớp đất đá tạo thành 1 rãnh.
- Cố định đường ray vào trong rãnh đã được đục bê tông trước đó. Đóng những thanh giằn ray xuống dưới nền theo đúng thông số đã được thiết kết theo bản vẽ.
- Trám lại nền bằng bê tông. Phải đảm bao răng phần thanh ray dư lên phía trên có mặt đất là 2-3cm.
- Sau khi trám bằng bê tông. Cần 2-3 ngày để bê tông kho thì mới tiếp tục được bước thứ 2
Lưu ý: Đối với những mặt bằng đang làm nền/đang đổ nền. thì phần đặt ray có thể kết hợp chung với đội bê tông. Tiện cho việc thi công của 2 bên. Tiết kiệm chi phí nhân công thi công hơn.
2.2.2. Lắp cổng vào đường ray
- Lắp thân cổng vào vị trí đã được cố định đường ray. Cố định một đầu thân cổng với đường ray bằng những thanh U.
- Lắp đầu kéo cổng vào thân cổng qua một khóa đã được gia công sẵn.
- Di chuyển cổng bằng tay xem cổng có hoạt động ổn định hay không? Có phát ra tiếng động nào lạ hay không?
- Sau khi chắc chắn là cổng không có tiếng động lạ thì kết nối điện với nguồn điện của khách hàng ở phần cuối cổng xếp. và hoạt động cổng bằng nút nhấn cố định và nút điều khiển từ xa.
Trên đây là một vài giới thiệu đến với các bạn giúp các bạn có thể hiểu sâu hơn về cổng xếp. Cách lắp đặt của cổng xếp.
MỌI THÔNG TIN CHI TIẾT XIN VUI LÒNG LIÊN HỆ
CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP VÀ THIẾT BỊ PTH VINA
- Địa chỉ: 55/1/11 Cây Keo, phường Tam Phú, Quận Thủ Đức, Tp. HCM
- Hotline: 0909-418-921
- Tư vấn: 0974-357-173
- Phản hồi: 0283-636-0468
- E-mail: [email protected]
- Website: https://motorcongtudongpth.com/