Cách Bảo Dưỡng Motor Cổng Tự Động Định Kỳ

hướng dẫn bảo dưỡng cổng tự động đúng cách

Trong bài viết này, công ty PTH VINA xin hướng dẫn quy trình bảo dưỡng motor cổng tự động theo tiêu chuẩn nhà sản xuất khuyến cáo. Mục đích giúp quý khách nắm vững kỹ thuật bảo dưỡng, vệ sinh sạch sẽ và hoàn chỉnh nhất.

Vì sao nên bảo dưỡng motor cổng tự động?

Sau một thời gian dùng liên tục motor cổng tự động xuất hiện các lỗi và có tiếng kêu hư hỏng bộ phận truyền động của cổng tự động sau đó hỏng tới mạch điều khiển, động cơ cửa tự động,…

Do đó, rất cần thiết bảo dưỡng động cơ định kỳ nhằm đảm bảo cổng luôn hoạt động trong tình trạng tốt nhất.

bóc tách cấu tạo chi tiết motor

Các bước bảo dưỡng motor cổng tự động

Quy trình bảo dưỡng gồm các bước cơ bản như sau:

Bước 1: Kiểm tra tình trạng hoạt động của cổng

bấm remote từ xa

  • Bạn hãy kiểm tra tình trạng của motor cổng hoạt động như thế nào và kiểm tra tín hiệu xem cổng có tình trạng kẹt, kêu ở các vị trí nào hay không?
  • Kiểm tra nguồn điện cấp và chắc chắn rằng điện luôn được đảm bảo ổn định.

Bước 2: Tháo nắp thiết bị motor cổng tự động

cấu tạo lớp bên trong motor yh

  • Tháo nắp hộp nhựa bên ngoài ra, sau đó mở nắp nhựa trên mạch điều khiển động cơ để kiểm tra chi tiết lỗi.
  • Kiểm tra từng lệnh 1 để tìm lỗi phát sinh và tiến hành khắc phục.

Bước 3: Kiểm tra nguồn điện cấp và các dây đấu nối khác

lắp motor cổng tự động tại hậu giang

  • Kiểm tra nguồn điện cấp cho mạch điều khiển và nguồn cấp cho motor. Các dây tín hiệu cổng và dây tín hiệu báo cháy, tín hiệu mở cửa bằng vân tay (nếu có) nhằm đảm bảo các dây điện nguồn và tín hiệu được cố định chặt chẽ trên ray.
  • Kiểm tra các đấu nối có bị đứt hay lỏng hay không, nếu bị đứt tiến hành thay thế từng dây và cố định lại chặt chẽ.
Tham khảo thêm:  Hướng Dẫn Lắp Đặt Cổng Xếp Đơn Giản - Dễ Dàng

Bước 4: Kiểm tra ròng rọc liên kết cánh

công trình lắp motor lùa 2 cánh nhà bè

Đối với mẫu cổng trượt 2 cánh xếp chồng thường cần thêm sợi dây cáp và bộ ròng rọc để liên kết với nhau. Hãy tiến hành kiểm tra xem phần này xem dây cáp có bị đứt, trật khỏi ròng rọc không. Nếu dây bị chùn tiến hành căng tải lại.

Bước 5: Kiểm tra ray và bánh xe con lăn

mẫu cổng kéo tự động

  • Đây cũng là phần quan trọng quyết định đến việc di chuyển nặng hay nhẹ của cánh cổng. Ray gắn âm với bánh xe trượt đóng vai trò trợ lực, giảm ma sát giữa cánh cổng với mặt đất giúp nó trượt đi dễ dàng hơn.
  • Do đó, định kỳ nên kiểm tra, vệ sinh đất cát trên ray nổi, kiểm tra bánh răng có bị giãn, mòn hay không và tiến hành thay mới.

Bước 6: Vệ sinh và kiểm tra lần cuối

lắp công trình hiệp bình phước

  • Kiểm tra vệ sinh định kỳ 3-6 tháng/lần, dọn đất cát, cỏ rác xung quanh cổng và có thể sử dụng dung dịch chống rỉ sét RP7 để loại bỏ mảng bám oxy hóa trên thanh ray, khe, bánh xe, ốc vít,… để các thiết bị hoạt động tốt hơn.
  • Điều chỉnh lại tốc độ đóng/ mở, tốc độ di chuyển, điểm dừng hành trình,…
  • Kết nối nguồn điện cho cổng hoạt động xem có bị vướng hay còn phát sinh lỗi gì khác không? Sau đó tiến hành đậy nắp hộp lại.

Trên đây là quy trình bảo dưỡng motor cổng tự động kiểu mở trượt. Nếu quý khách tiến hành đẩy đủ các bước và bảo dưỡng thường xuyên sẽ làm tăng tuổi thọ của cổng từ 4-5 năm. Đặc biệt giúp motor cổng luôn hoạt động êm ái và tránh hỏng hóc.

Để được tư vấn thêm chuyên sâu, quý khách liên hệ ngay với chúng tôi qua:

CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP VÀ THIẾT BỊ PTH VINA

5/5 - (1 bình chọn)
Kim Tiền
Chat ngay
Hữu Quốc
Chat ngay
0909.418.921
0938.504.786