Bài viết này sẽ rất hữu ích cho những khách hàng lần đầu tiếp xúc với motor cổng trượt hoặc muốn tiết kiệm chi phí khi mua hàng về tự lắp đặt. Hãy cùng xem quy trình lắp đặt motor cổng trượt tự động đầy đủ và chi tiết nhất dưới đây nhé.
Lựa chọn loại động cơ phù hợp
Chúng ta cần tìm hiểu kỹ cổng hiện trạng của mình là bao nhiêu mét, trọng lượng khoảng bao nhiêu kg. Để quá trình chọn lựa động cơ cho phù hợp.
- Tránh trường hợp chọn động cơ quá nhỏ, không đủ tải. Hoặc quá lớn, gây hao phí.
- Chọn động cơ hoạt động ổn định, tránh việc bảo trì sửa chữa nhiều lần trong quá trình sử dụng.
- Lựa chọn đơn vị cung cấp uy tín, có thâm niên trong ngành, hồ sơ thi công rõ ràng, hàng hóa đầy đủ giấy tờ.
Chuẩn bị trang thiết bị cần thiết
Cổng cửa trượt
- Đương nhiên chúng ta phải có cổng cửa trước khi lắp đặt cổng, áp dụng cho các dòng cổng làm bằng nhôm, inox, sắt,…
- Đường ray trượt của cổng, phần này sẽ được những đơn vị thi công cổng cửa tư vấn và lắp đặt.
Động cơ và trang thiết bị liên quan
Mang theo đủ số lượng motor trượt, thanh ray, máy móc liên quan: máy hàn, máy khoan, máy bắn vít, dây điện, …
Hướng dẫn lắp đặt motor cổng trượt chi tiết
Để cánh cổng có thể trượt tự động nó cần thực hiện theo quy trình sau:
Bước 1: Xác định vị trí đặt motor
- Đặt motor vào vị trí, ướm thanh ray vào để canh cao độ của thanh ray với cổng.
- Nếu thanh ray quá thấp đối với cổng, chúng ta cần đổ trụ điều chỉnh motor đặt cao lên.
- Đánh dấu vị trí đổ trụ và hàn thanh răng cưa.
Bước 2: Đi dây nguồn sẵn
- Sau khi xác định được vị trí gắn motor, chúng ta cần cắt đường, luồng ống đi dây điện nguồn về vị trí này.
- Motor sử dụng trực tiếp nguồn điện lưới 220V, do đó nên dùng dây điện đơn 2.5mm để đảm bảo đủ tải.
Bước 3: Gắn thanh răng cửa lên cánh cổng
- Hàn cố định thanh ray răng cửa lên cổng sao cho mặt răng cưa quay xuống phía dưới.
- Phải canh chỉnh thanh ray cho đúng, lệch ray sẽ ảnh hưởng đến quá trình vận hành của motor.
- Mỗi thanh ray được đục 3 lỗ để gắn ốc bu lông cố định.
Bước 4: Gắn motor cổng
- Sau khi trụ bê tông khô, tiến hành khoang lỗ gắn giá đỡ trước, sau đó gắn motor và cố định bằng ốc vít.
- Bắt cho bánh răng motor khớp nối với thanh răng cưa, đảm cổng có thể di chuyển.
Bước 5: Gắn cảm biến phát hiện vật cản
Với công trình lắp thêm cảm biến an toàn phát hiện vật cản để ngăn ngừa tai nạn. Trong quá trình cổng đang chạy, nếu có vật thể bất ngờ di chuyển đến gần thì cảm biến sẽ gửi cảnh báo đến motor để dừng cổng lại đúng lúc.
Quy trình thực hiện lắp như sau:
- Một bộ gồm 2 đầu thu và phát, gắn 2 bên trụ cổng sao cho 2 mắt đối diện nhau, khoảng cách so với mặt đất từ 15 – 20cm là phù hợp.
- Nếu lắp đúng 2 con con mắt sẽ tắt, lắp sai mắt sẽ sáng đỏ.
Bước 6: Cài đặt lệnh và kiểm tra hoạt động motor cổng
- Mở main motor và tiến hành cài đặt các lệnh đóng/mở/dừng với tất cả thiết bị sử dụng.
- Tích hợp main motor với cảm biến phát hiện vật cản.
- Sau khi cài đặt xong, tiến hành cấp điện và thực hiện các lệnh thao tác để kiểm tra hiệu suất vận hành của động cơ đến khi đạt trạng thái tốt nhất.
Một vài lỗi khi lắp cổng lùa hay gặp
- Cố định thanh ray không đúng chuẩn, dẫn đến nhanh mòn răng cưa. Thanh răng cưa và bánh răng cạp vào nhau phải đảm bảo khoảng cách hở của nó là 2.5-5mm.
- Khách hàng hay bỏ qua việc gắn cảm biến dừng. Motor vẫn sẽ hoạt động bình thường, nhưng trong quá trình tải để dừng thì motor cổng phải kéo lại một lực để dừng, gây mòn răng thanh ray, thiết bị hoạt động quá tải.
- Sử dụng dây điện nguồn không đúng. Độ tải điện cũng ảnh hưởng nhiều đến hoạt động motor. Phải đảm bảo rằng dây điện phải dùng đúng chuẩn hoặc hơn.
Trên đây là phần tóm tắt cơ bản về cách lắp đặt motor cổng trượt chi tiết. Để được tư vấn thêm, quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi qua cổng thông tin sau:
CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP VÀ THIẾT BỊ PTH VINA
- Địa chỉ: 55/1/11 Cây Keo, phường Tam Phú, Quận Thủ Đức, Tp. HCM
- Hotline: 0909-418-921
- Website: https://motorcongtudongpth.com/